Bên này thì cho là trách nhiệm của bên kia vàngược lại. Bên tả ngạn lập luận, do mọi người đều đi từ bên kiasang nên bên đó phải lấp lỗ thủng. Còn bên hữu ngạn thì nói thịtrấn mình là điểm dừng cuối cùng, vì vậy họ không chịu trách nhiệmgì hết.
Cuộc tranh luận kéo dài... Lỗ thủng vẫn nằmđó.
Một lần, có người ăn xin bị thụt xuống lỗ thủngkhi đi qua cầu và gãy mất một chân. Người ta vội hỏi xem anh này đitừ phía nào lại để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nhưngngười ăn xin không nhớ nổi vì lúc đó anh ta đang say xỉn.
Thời gian lại trôi qua...
Lần khác, có chiếc xe hơi chạy qua cầu, thụtxuống lỗ thủng và bị gãy trục bánh xe. Nhưng người lái xe chỉ có ýđịnh đi ngang qua cả hai thị trấn nên chẳng bên nào chịu bồi thườngtai nạn cho anh ta cả. Anh tài xế tức tối đi tìm hiểu lý do vì saokhông ai chịu lấp lỗ thủng. Khi đã rõ nguồn cơn, anh tuyên bố:
- Tôi muốn mua lỗ thủng này! Ai là chủ sởhữu?
Cả hai thị trấn đều vội vàng trưng ra các giấy tờchứng minh quyền sở hữu về phía mình.
- Chỉ một trong hai nơi có quyền bán lỗ thủng nàythôi! Các vị phải chứng minh bằng thực tế quyền sở hữu chứ!
- Thế chứng minh bằng cách nào?
- Rất đơn giản! Chỉ người sở hữu thực sự mới cóquyền bít lỗ thủng lại. Tôi sẽ mua của bên nào đã bít xong lỗthủng.
Cả hai bên ra sức lấp lỗ thủng trên mặt cầu,trong khi người lái xe đứng hút xì gà và chờ sửa xe. Chỉ một loángsau, cầu đã sửa xong. Mọi người tập trung đến đòi tiền bán lỗthủng.
- Lỗ nào? - tài xế ngạc nhiên hỏi - Tôi chẳngnhìn thấy lỗ thủng nào hết. Tôi vẫn chuyên đi tìm mua các lỗ thủngvà trả tiền rất hậu, nhưng các vị làm gì có lỗ thủng nào đâu mà đòibán! Các vị định chọc quê tôi chắc?
Nói rồi anh ta lên xe chạy. Còn hai thị trấn cuốicùng đành hợp tác với nhau. Bây giờ, hễ ai đi qua cầu cũng bị họchặn lại thu tiền lộ phí.