ỨNG HÒA B
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
ỨNG HÒA B

Chào Mừng Các Bạn Đến Với Ngôi Nhà Của Chúng Ta
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 QUÊ HƯƠNG TÔI

Go down 
Tác giảThông điệp
uhb
Forever 12A10
Forever 12A10
uhb


Tổng số bài gửi : 165
Age : 40
Location : 12A10
Registration date : 10/01/2008

QUÊ HƯƠNG TÔI Empty
Bài gửiTiêu đề: QUÊ HƯƠNG TÔI   QUÊ HƯƠNG TÔI Icon_minipostedFri Jan 11, 2008 10:13 pm

Ở nơi ấy có những vì sao sáng

Có tuổi thơ có những tháng ngày vui

Ở nơi đó tôi mặc sức rong chơi

Mỗi sớm bình minh ngắm mặt trời tỏa nắng!



Dọc trên quốc lộ 1 A con đường xuyên bắc nam, nếu bạn đi từ hướng HÀ NỘI-SÀI GÒN, bạn sẽ thấy hai bên đường cao tốc rộng thênh thang với 8 làn xe chạy là hai cánh đồng lúa xanh rì, bạt ngàn cứ phấp phới bay theo từng làn gió thổi nhè nhẹ. Bạn có thể bảo bác tài xế cho xe dừng lại ở Cầu Giẽ, với những người đi xe đường dài thì nói đến địa điểm này ai cũng biết khi ở ngoài Bắc. Từ cầu giẽ bạn đi vào khoảng 5 cây số trên con đường nhỏ với hai bên đường là những ngôi nhà san sát nhau kiều phố và những cửa hàng giầy da liên tiếp, tới một ngã ba, đó là một ngã rẽ nhánh của con đường quốc lộ 75 nối từ Cầu Giẽ-Vân Đình; để chắc chắn hơn bạn có thể dừng xe và hỏi “Ngã Ba Cầu” những người ở đó sẽ chỉ tường tận cho bạn. Từ ngã ba bạn đi khoảng 500m nữa, nhìn sang bên phải bạn sẽ thấy một ngôi làng nho nhỏ nằm bên trong rặng bạch đàn cao vút đứng trên bờ đê nhỏ. Bạn sẽ thấy có một con đường đá được trải nhựa, hai bên là hai kè đá vững chắc, một bên là hàng cột điện cao cao với một bên là rặng cây xà cừ già cỗi, có những tán lá rộng xum xuê xòe xuống mặt hồ trong xanh. Trên con đường đó bạn sẽ đi qua một cây cầu có ba cột (chúng tôi thường ngồi chơi trên đó) đã bị gãy, một cột thì đâng lung lay chắc cũng sắp chung số phận, cây cầu được làm vững chắc bằng bê tông cốt thép bắc ngang qua dòng sông nho nhỏ, xanh biếc. Dòng sông này cây cầu này với chúng tôi có bao nhiêu kỉ niệm vui buồn bên nó. Đứng trên cầu bạn nhìn vào làng tôi bạn sẽ thấy từ cổng làng có hai cột đình to tướng, chạy sâu vào là con đường được đổ bê tông, bên phải là trạm biến thế đã hơi cũ ở đầu xóm nhỏ có những bụi tre xanh vi vu những chiếc lá, đung đưa theo làn gió, bên phải bạn sẽ thấy con đường đổ đá răm chạy dài xuống cánh đồng xa xa, cánh đồng lúa bao la bát ngát đó tuy cò bay không mỏi cánh nhưng nếu đi bộ thì bạn cũng phải suýt xoa kêu vì mỏi chân…phía xa xa thấy nhấp nhônhững mái nhà cũ kĩ đã phủ rêu phong xen lẫn những mái nhà đỏ chót còn thơm mùi ngói mới với những ngôi nhà hai, ba tầng mọc lên nổi trội…ngôi làng thân yêu của tôi ở đó .

Với tôi quê hương, gia đình luôn là trên hết, bản thân tôi rất tự hào vì mình có mặt trên cuộc đời này, tự hào về cha mẹ, về làng quê, nơi tôi sinh ra và lớn lên với bao kỉ niệm tuổi thơ, bao tình cảm thiết tha của những con người nơi làng quê ấy. Có lẽ câu nói :” Quê hương mỗi người chỉ một “ đúng thật. Cuộc sống sau này dù có thế nào, cũng thật khó nói trước được, nhưng thực sự hôm nay, chính lúc này tôi cảm ơn cuộc sống nhiều lắm..cảm ơn cuộc sống đã cho tôi nhận ra được nhiều điều..đó sẽ là nhữung hành trang để tôi tiếp tục bước đi trên con đường dầy chông gai sắp tới…

Thưở ngày xưa quê tôi nghèo nhưng vui lắm. Những kỉ niệm tuổi thơ của bọn trẻ con chúng tôi đã trải qua, có lẽ sau này những thế đứa trẻ con cúng ở nơi ấy, cũng ở làng quê ấy sẽ không bao giờ có được.


Đó là những lúc bọn tôi cùng chia nhau đi dọc khắp những bờ mương tìm rong những vũng bùn đục ngàu đẻ bắt những chú cá rô còn sót lại mang về nhà làm ấm thêm bữa cơm đạm bạc của gia đình. Có nhiều khi mải chơi không về bọn tôi thường cắt những gốc rạ khô hay vun những bó rơm mà người trong làng bỏ lại sau vụ mùa để dựng thành những túp lền nhỏ như kiểu lều của người thổ dân, để mỗi lúc trời mưa phùn buốt như cắt da, cắt thịt thì rủ nhau vào đó trốn cho ấm. thỉng thoảng chỉ thò mỗi cái đầu ra để ngó xem trâu nhà mình ở chỗ nào rồi lại thụt đầu vào đánh một giấc say nồng đến chiều cả mới về, thật ấm áp…

Những trò trận giả những trò đánh khăng đánh đáo là những trò quen thuộc của bọn trẻ con chúng tôi, có nhiều lúc chán không muốn chơi, mấy đứa lại rủ nhau ăn trộm ngô đồng của làng bên, bị họ đuổi bán sống bán chết ấy thế mà thằng náo thằng ấy vẫn nhe nhở nhìn nhau cười, ngối trên lưng trâu, lấy mấy cây giềng thanh quật mạnh vào khuỷu chân nó cho nó chạy thật nhanh để trốn thoát những ông thủy lợi,mà nếu bị tóm thể nào cũng bị nhốt vào kho rồi gọi bố mẹ đến và…thể nào cũng bị ăn đòn…cái cảnh cưỡi trâu phi nước kiệu của bọn tôi chẳng khác gì cảnh ngựa phi nước đại trên những thảo nguyên mênh mông…vừa sợ mà lại vừa vui nữa…

Những ngày hè nắng cháy như đổ lửa, vẫn những chiếc đầu trần tóc đỏ hoe, không mũ không nón, bên hông đeo chiếc giỏ rủ nhau ra đồng theo sau những chiếc máy cày to để bắt từng con cá con cua mang về. Thuở ấy cua cá còn nhiều lắm, ai dở nhất đi bắt chỉ buổi sáng cũng đầy nhóc, có những lúc có nhà nào ấy tát ao, thế là lại rủ nhau đi hôi…có ngiã là chủ nhà mò bắt cá trước, bọn tôi theo sau xem con nào còn xót lại thì bắt “giùm”, không chỉ có bọn trẻ con chúng tôi đi hôi mà có cả những người lớn cũng thế, ngày xưa là vậy đó…nhiều khi có người vô tình hay cố ý mò lên trước gia chủ, y như rằng sẽ bị ăn vốc bùn…chạy toán loạn…mặt người náo người nấy cứ lấm bê lấm bết, hở ra mỗi cái hàm răng làng trông còn sáng sáng một chút…có những buổi trưa mặc cho trời nắng chang chang, trốn bố mẹ không ngủ, mấy đứa rủ nhau đi bắt cồ cồ trên những cây gạo đầu làng đê chơi, co hững con đậu tít trên cao không sao leo lên được thế là lại chặt những cái chạc của những cây xà cừ làm thành những chiếc súng cao su…bắn chơi…hay đi gió những con chuồn chuồn đem cắn rốn (thấy họ bảo néu ai chưa biết bơi thì làm như vậy là sẽ biết bơi ngay) có lần tôi suýt chết đuối vì trò đó…nhưng rồi cũng thành quen…cũng cùng chúng bạn nhảy tùm xuống sông ven làng bơi thỏa thích, chơi đùa vui vẻ đến chiều mới về dắt trâu ra đồng ăn cỏ…buổi chiều thật đẹp, đàn trâu làng đã no nê, đang thư thả dưới dòng sông mát rười rượi…bọn tôi ngả lưng trên bờ đê, đón từng làn gió mát đến tê hồn, ngắm ánh mặt trời le lói những tia nắng cuối cùng chiếu trên những cánh đồng lúa xanh mơn mởn trước khi chìm dần sau ngọn núi xa xa, ngắm những cánh diều của mấy đứa bạn bay phấp phới trên trời cao như những con chim tự do, khung cảnh thật thanh bình, thật yên ả…tự nhiên lòng cũng muốn mai này sẽ bay cao được như thế…buồn cười thật…

Những vụ làm đồng thấm mệt, phải bốc nốt những lượm lúa lên công nông để chở về nhà, mệt quá, cứ nằm sõng soài trên những bông lúa vàng, ngắm ánh trăng sáng vằng vặc, không một vầng mây bên cạnh, thấy được cả chú Cuội với Chị Hằng luôn…những ngày hội trăng trằm đó bọn tôi còn nghịch ngợm lắm…tụ tập nhau ở sân kho giữa làng xem hát xem hội, xem cả diễn kịch nữa, cứ mỗi rằm trung thu làng lại tổ chức thi giữa 3 đội trong làng đình dưới, Đình Giữa và Đình Trên…đội bóng đá Đình Dưới bọn tôi lúc chiều đã vô địch rồi, giải thưởng là một thúng bưởi to bự, buổi tối là thi diện văn nghệ của mấy đứa con gái…bọn tôi cũng đến để cổ vũ cho thêm phần sôi động…khi chấm điểm thấy đội mình diễn cũng hay hay mà lại không được điểm cao, còn một phần thi nữa để quyết định…mấy đứa tôi liền chui xuống gầm bàn chỗ ban giám khảo, đó là ông trưởng thôn, ông chủ nhiệm và ông tổ trưởng tổ thủy lợi…lấy của mỗi ông mỗi người một chiếc dép để uy hiếp :”Nếu không cho đội cháu 10 điểm cháu không trả dép đâu”. Mấy ông chẳng biết làm thế nào, đành ngậm ngùi giơ con 10 chói lọi…đội nhà thắng, sướng quá…cứ nhảy tưng tưng mà ôm chầm lấy nhau ăn mừng…rồi trả dép lại…mấy ông ấy chửng biết đứa nào mà lần…dù sao cũng chỉ là để thi cho vui thôi...thắng tjua không quan trong…nhưng bọn đình Giữa không chịu…mấy đứa cổ động viên quá khích của đội nó cứ thả đều đều những túi bóng nước len sân khấu, cả hội trường chạy toán loạn…đó cúng là lúc bắt đầu phá cỗ trông trăng…bọn tôi cũng không chịu thua, những quả trứng vịt bị hỏng đã được ngâm mấy hôm trước giờ đem ra sử dụng…mỗi quả trứng vỡ tan ra là ai nấy đều bịt mũi lại…thối không chịu được…mấy đứa chơi ác cứ nhằm vào ban giám khảo mà thả khiến cho ban giám khảo cũng chẳng cần giữ ý gì nữa…cắp dép chạy…cả sân kho vang rộn lên tiếng cười, ai cũng ướt sũng người…vui ơi là vui…cũng đã lâu lắm rồi…lớn lên bọn tôi không còn nghịch ngợm như trước nữa, những mùa trung thu bạn bè gặp nhau, dường như ai cũng trưởng thành hơn một chút chỉ cùng nhau đi dạo chơi dọc con đường làng, bóng trăng in rõ bóng từng đứa, in rõ bóng những cái đầu bé nhỏ…điểm dừng chân lý tưởng nhất là cây cầu nhỏ, ngồi sát bên nhau, tâm sự rồi trêu trọc nhau đến tạn khuya mới về…ôi cái ngôi làng nhỏ bé mà sao thân thương thế. Những ánh mắt, những tình cảm làng xóm láng giềng, cuộc sống dù khó khăn, đạm bạc nhưng vẫn chan chứa tình yêu thương, chia sẻ cho nhau từng mớ rau, con cá, cả những khi hoạn nạn, đói kém..

Cái thuở ngày xưa khi chưa có điện đóm gì cả chỉ hiu hắt chiếc đèn dầu, nhưng những buổi tối vẫn quây quần bên nhau, chỉ với ấm chè tươi, chiếc điếu cày, cùng nhau thư thả sau một ngày làm việc vất vả trên đồng. Thuở ấy nhà nào có chiếc tivi đen trắng là hoành tráng lắm rồi. Cứ thỉng thoảng khi nào có phim hay, cả xóm lại kéo nhau đến chật cả nhà, chủ nhà phải mang cả cai tivi và bình ác quy ra ngoài sân để phục vụ bà con, cả người lớn trẻ con, người cầm quạt ph phẩy, người cầm túi bỏng ngô tí tách nhưng mắt vẫn không rời chiếc ti vi, có mấy đưa nhỏ còn ngủ gật xà vào lòng mẹ nằm ngủ ngon lành, khi tỉnh dậy mới thấy tiếc hùi hụi vì đã hết phim, có khi còn tự nhiên mếu máo nữa…ngộ lắm…ngày thật, ngay cả những khi bình điện sắp hết, màn hình cứ co rúm lại, nhỏ dần, nhỏ dần, nhưng phim hay quá, chẳng ai về, cứ nán lại xem cho đến khi màn hình tắt mới thôi, cứ như buổi đi xem chiếu bóng vậy…đông như trẩy hội…trên đường về lại còn bàn tán xôn xao về những nhân vật trong phim nữa chứ…rồi cũng đến lúc ai về nhà ấy ngủ một giấc ngon lành để chuẩn bị cho một ngày mới sắp bắt đầu…

Trên những cánh đồng là sự nhộn nhịp, là những tiếng cười vui vẻ, là những lời trêu trọc của mấy anh thanh niên, là tiếng gọi nhau í ới…những công việc dù nhẹ nhàng hay nặng nhọc vẫn sẵn sàng giúp dỡ nhau không chút đắn do suy nghĩ. Một con trâu lạc, anh em sẵn sàng bỏ cả cơm tối đi tìm, một người đi xa mới về, làng xóm lại đến thăm hỏi…tất cả như là sự tự nhiên từ ngàn đời truw vốn có vậy…khi một đống rơm của một nhà ai đí bị cháy, nghe tiếng kẻng, tiếng hò nhau, tất cả không ai bảo ai, người cầm xô múc nước truyền cho nhau để cứu cháy…còn nhớ ngày ấy anh em mình vẫn chưa biết gì, nấu cơm trong bếp chẳng hiểu nảy ra ý tưởng gì, lấy que đời châm lửa đốt, lửa lan nhanh, cháy cả gian bếp, sợ quá chạy lên nhà gọi mẹ…Mẹ thấy cháy, kêu la khắp xóm, thế là chỉ một lúc sau sân nhà mình đã đầy người, người thì múc nước, người thì lấy những chiếc sào dài để dập lửa, có nhiều người chưa kịp và miếng cơm tối đã buông bát chạy vội xuống…chỉ một lúc sau lửa đã được dập tắt gian bếp cũng đã trơ trọi, may mà chưa lan đến nhà…mẹ khóc…cô bác cứ an ủi :”thôi, của đi thay người, thím a!”…Bố không mắng anh em mình mà đưa lên nhà ông bà chơi, để về nhà dọn dẹp nhà cửa…sau lần đó sợ không bao giờ dám làm lần thứ 2 nữa, nhưng cũng qua lần đó mình cảm nhận được tình đoàn kết của làng xóm láng giềng nơi quê mình thật đẹp biết bao.

Cuộc sống bây giờ đã thay đổi nhiều, không còn khó khăn như trước nữa, không còn cái cảnh đèn dầu le lói như ngày xưa, không còn cái cảnh tối tối bên ấm chè tươi mọi người cùng quây quần nói chuyện, cùng chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm cuộc đời, tất cả dường như đã khác rất nhiều, nhưng tình thương yêu ấy, tình quê ấy thì vẫn thế, vẫn những khi hoạn nạn luôn luôn có nhau, tình cảm ấy đã ăn sâu vào máu thịt, ăn sâu và trái tim của những con người sinh ra và lớn lên ở đó. mỗi khi nhớ về quê hương tôi luôn có cái cảm giác như trở lại tuổi thơ…thật bình yên, thật thoải mái…
Về Đầu Trang Go down
https://uhb2002.forumvi.com
 
QUÊ HƯƠNG TÔI
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» VỀ QUÊ
» NÚI TẢN VIÊN QUÊ TÔI

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
ỨNG HÒA B :: HÌNH ẢNH-VIDEO CLIP-ÂM NHẠC GIẢI TRÍ :: CLB VĂN HỌC-THƠ CA HÒ VÈ...-
Chuyển đến